Đối với trẻ bại não dạng gồng cứng thì chính sự co cứng cơ gây ra những tư thế bất thường của khớp, làm cho các cơ bị ngắn lại, co rút và biến dạng các khớp. Sự co cứng cơ và sự yếu cơ đi kèm làm hạn chế sự phát triển bình thường của cơ. Do đó sự phát triển về chiếu dài của bắp cơ bị chậm lại so với sự phát triển về chiếu dài của xương. Nguy cơ co rút do cơ bị co cứng này ngày càng gia tăng theo suốt quá trình phát triển của trẻ. Như vậy nếu một trẻ bị bại não dạng gồng cứng thì sẽ có nguy cơ co rút cơ và biến dạng khớp xảy ra.
Từ trước đến nay việc điều trị co cứng cơ chủ yếu bằng phương pháp Vật lý trị liệu kèm theo sử dụng nẹp chỉnh hình và điều trị phẫu thuật nếu cơ đã bị co rút. Hiện nay việc áp dụng thuốc Botulinum A Toxin được tiêm tại chỗ vào bắp cơ và phối hợp với tập luyện Vật lý trị liệu sau khi tiêm đã giúp nâng cao hiệu quả điều trị một cách đáng kể.
I. VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL):
VLTL có một vai trò rất quan trọng và quyết định trong việc trị liệu cơ co cứng cũng như ngăn ngừa các biến dạng. VLTL giúp duy trì chiều dài cơ và mô mềm, cải thiện tầm vận động của khớp, cải thiện khả năng di chuyển và huấn luyện dáng đi nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là giúp trẻ độc lập tối đa về mặt chức năng. Phương pháp VLTL bao gồm các kỹ thuật sau :
1. Kéo dãn cơ co cứng :
Để đạt mục tiêu trên, các bài tập kéo dãn cơ co cứng được áp dụng rất nhiều trong chương trình tập luyện. Các bài tập kéo dãn được thực hiện bằng tay của chuyên viên VLTL hoặc bằng tư thế kéo dãn.
Để duy trì được chiếu dài cơ cần thiết, phải kéo dãn các cơ co cứng ít nhất 6giờ/ngày. Do đó để đạt được kết quả điều trị, cần phải kết hợp với các kỹ thuật khác như tư thế đúng và bó bột kéo dãn hàng loạt.
2. Tư thế đúng:
Tư thế đúng cũng ngăn ngừa co rút, được sử dụng thường xuyên vào các thời điểm trong ngày lồng vào các tư thế sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
3. Bó bột hàng loạt:
Bó bột hàng loạt cũng được sử dụng điểu trị co cứng cơ. Mục đích bó bột hàng loạt nhằm kéo dãn cơ, tạo điều kiện kích thích sự phát triển dãn dài ra của bắp cơ trong thời gian bó bột và giúp cải thiện sự gồng cứng của bắp cơ.
Bó bột hàng loạt được sử dụng cho nhóm cơ bắp chân bị co cứng làm cho trẻ đi với dáng đi nhón gót. Trong thời gian bó bột trẻ có thể đứng đi bình thường với bột.
Ngoài các kỹ thuật trên, tập mạnh cơ và huấn luyện khả năng di chuyển cũng cần được luyện tập trong chương trình VLTL.
II. NẸP CHỈNH HÌNH ( hay còn gọi là chỉnh hình cụ):
Nẹp chỉnh hình là một phần của chương trình Phục hồi chức năng toàn diện. Giúp kéo dãn cơ co cứng một cách liên tục trong khoảng thời gian lâu dài trong khi trẻ mang nẹp. Ngoài ra nẹp còn duy trì sự thẳng trục của các khớp ở hai chân và điều chỉnh dáng đi.
III. ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP TIÊM BOTULINUM A TOXIN (BoNT-A) VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU:
- Botulinum A Toxin (BoNT-A) được tiêm vào cơ, làm giảm sự co cứng cơ tại chỗ, không gây tác dụng toàn thân. Sự kết hợp của tiêm BoNT-A và VLTL sau khi tiêm làm tăng hiệu quả và kết quả của VLTL trong điều trị co cứng cơ.
- Điều trị kết hợp BoNT-A và VLTL là một sự phối hợp nhiều chuyên khoa gồm có Nội thần kinh, Ngoại chỉnh hình và Vật lý trị liệu. Trong đó bác sĩ nội thần kinh hoặc bác sĩ ngoại chỉnh hình là người thực hiện việc tiêm thuốc.
- VLTL tích cực sau khi tiêm đóng vai trò quan trọng và quyết định kết quả điều trị. bởi vì thuốc tiêm có tác dụng làm giảm thiếu sự co cứng cơ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc kéo dãn cơ, huấn luyện chức năng vận động và di chuyển.
- Kết quả của việc điều trị co cứng cơ sau khi tiêm BoNT-A thì tùy thuộc rất nhiều vào quá trình tập luyện VLTL tích cực sau đó.
VI. PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH:
Phẫu thuật chỉnh hình áp dụng khi đã xảy ra co rút cố định các khớp, dẫn đến biến dạng có thể gây giảm thiểu chức năng. Phẫu thuật cần được quyết định một cách cẩn thận.
Nhu cầu phẫu thuật cần phải được bàn luận trong quá trình điều trị và cần được hoạch định trước. Không được xem phẫu thuật như là một biện pháp được sử dụng vì chương trình bảo tốn thất bại.
Theo web site Bệnh viện Nhi đồng 1
Từ trước đến nay việc điều trị co cứng cơ chủ yếu bằng phương pháp Vật lý trị liệu kèm theo sử dụng nẹp chỉnh hình và điều trị phẫu thuật nếu cơ đã bị co rút. Hiện nay việc áp dụng thuốc Botulinum A Toxin được tiêm tại chỗ vào bắp cơ và phối hợp với tập luyện Vật lý trị liệu sau khi tiêm đã giúp nâng cao hiệu quả điều trị một cách đáng kể.
I. VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL):
VLTL có một vai trò rất quan trọng và quyết định trong việc trị liệu cơ co cứng cũng như ngăn ngừa các biến dạng. VLTL giúp duy trì chiều dài cơ và mô mềm, cải thiện tầm vận động của khớp, cải thiện khả năng di chuyển và huấn luyện dáng đi nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là giúp trẻ độc lập tối đa về mặt chức năng. Phương pháp VLTL bao gồm các kỹ thuật sau :
1. Kéo dãn cơ co cứng :
Để đạt mục tiêu trên, các bài tập kéo dãn cơ co cứng được áp dụng rất nhiều trong chương trình tập luyện. Các bài tập kéo dãn được thực hiện bằng tay của chuyên viên VLTL hoặc bằng tư thế kéo dãn.


Để duy trì được chiếu dài cơ cần thiết, phải kéo dãn các cơ co cứng ít nhất 6giờ/ngày. Do đó để đạt được kết quả điều trị, cần phải kết hợp với các kỹ thuật khác như tư thế đúng và bó bột kéo dãn hàng loạt.
2. Tư thế đúng:
Tư thế đúng cũng ngăn ngừa co rút, được sử dụng thường xuyên vào các thời điểm trong ngày lồng vào các tư thế sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

3. Bó bột hàng loạt:

Bó bột hàng loạt cũng được sử dụng điểu trị co cứng cơ. Mục đích bó bột hàng loạt nhằm kéo dãn cơ, tạo điều kiện kích thích sự phát triển dãn dài ra của bắp cơ trong thời gian bó bột và giúp cải thiện sự gồng cứng của bắp cơ.
Bó bột hàng loạt được sử dụng cho nhóm cơ bắp chân bị co cứng làm cho trẻ đi với dáng đi nhón gót. Trong thời gian bó bột trẻ có thể đứng đi bình thường với bột.
Ngoài các kỹ thuật trên, tập mạnh cơ và huấn luyện khả năng di chuyển cũng cần được luyện tập trong chương trình VLTL.
II. NẸP CHỈNH HÌNH ( hay còn gọi là chỉnh hình cụ):
Nẹp chỉnh hình là một phần của chương trình Phục hồi chức năng toàn diện. Giúp kéo dãn cơ co cứng một cách liên tục trong khoảng thời gian lâu dài trong khi trẻ mang nẹp. Ngoài ra nẹp còn duy trì sự thẳng trục của các khớp ở hai chân và điều chỉnh dáng đi.


- Botulinum A Toxin (BoNT-A) được tiêm vào cơ, làm giảm sự co cứng cơ tại chỗ, không gây tác dụng toàn thân. Sự kết hợp của tiêm BoNT-A và VLTL sau khi tiêm làm tăng hiệu quả và kết quả của VLTL trong điều trị co cứng cơ.
- Điều trị kết hợp BoNT-A và VLTL là một sự phối hợp nhiều chuyên khoa gồm có Nội thần kinh, Ngoại chỉnh hình và Vật lý trị liệu. Trong đó bác sĩ nội thần kinh hoặc bác sĩ ngoại chỉnh hình là người thực hiện việc tiêm thuốc.
- VLTL tích cực sau khi tiêm đóng vai trò quan trọng và quyết định kết quả điều trị. bởi vì thuốc tiêm có tác dụng làm giảm thiếu sự co cứng cơ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc kéo dãn cơ, huấn luyện chức năng vận động và di chuyển.
- Kết quả của việc điều trị co cứng cơ sau khi tiêm BoNT-A thì tùy thuộc rất nhiều vào quá trình tập luyện VLTL tích cực sau đó.


VI. PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH:
Phẫu thuật chỉnh hình áp dụng khi đã xảy ra co rút cố định các khớp, dẫn đến biến dạng có thể gây giảm thiểu chức năng. Phẫu thuật cần được quyết định một cách cẩn thận.
Nhu cầu phẫu thuật cần phải được bàn luận trong quá trình điều trị và cần được hoạch định trước. Không được xem phẫu thuật như là một biện pháp được sử dụng vì chương trình bảo tốn thất bại.
Lê Tường
Khoa VLTL&PHCN
Khoa VLTL&PHCN
Theo web site Bệnh viện Nhi đồng 1