Hăm vùng mông bẹn rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 15 tháng tuổi, thường nhất là ở trẻ 8-10 tháng tuổi. Cháu có thể bị hăm nhiều lần (hết lần này đến lần khác)
1. Nguyên nhân:
Hăm xảy ra ở trẻ nhỏ do tiếp xúc tương đối lâu với phân và nước tiểu. Mặc tã quá chặt có thể gây trầy xướt do da cháu (tuy nhẹ) cũng có thể là tiền đề của hăm tã.
Hăm thường xảy ra hơn khi cháu bắt đầu chuyển sang ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn. Sự kích ứng gây ra do các sản phẩm mới : Các loại giấy lau (ướt và khô), các loại bỉm, các loại bột giặt, thuốc tẩy, thuốc làm mềm vải..., thậm chí lotion, phấn và dầu có thể gây kích ứng da cháu.
Những cháu có làn da nhạy cảm, đã bị chàm (atopic dermatitis or eczema) thì rất dễ bị hăm. Tuy nhiên, chàm thường xảy ra ở những vùng khác nhiều hơn vùng mông bẹn. Những cháu hay bị nấm miệng cũng đễ dàng bị nhiễm nấm trên vùng đã bị hăm hơn những cháu khác.
Sau khi cháu hoặc bà mẹ cho con bú được sử dụng một liệu trình kháng sinh, Các kháng sinh này có thể diệt cả vi khuẩn xấu lẫn tốt. Không có sự cân bằng của vi khuẩn, nhiễm nấm có thể xảy ra.
2. Triệu chứng
Hăm thường biểu hiện bởi các mảng da đỏ, có thể có sưng.
Cháu thường có vẻ khó chịu và hay quấy khóc khi thay tã hoặc vệ sinh cho cháu.
Khi bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, vùng bị hăm có thể xuát hiện các nốt phỏng (lớn, nhỏ), có thể có rỉ mủ .
Hăm có thể nhẹ (lấm tấm những đốm nhỏ) trên một vùng da nhỏ hoặc là nặng (đỏ, sưng với các nốt phỏng lan rộng ở vùng mông bẹn trẻ)
3. Điều trị
a) Thường xuyên kiểm tra để vệ sinh, thay tã và giữ khô cho cháu.
b) Đừng mặc tã quá chặt. Hãy để lỏng, thoáng một tí nhưng đừng quá lỏng khiến có thể tụt xuống và sẽ làm dơ (bậy ra) lung tung khi cháu đi ngoài.
c) Sử dụng các loại kem điều trị hăm có chứa Oxýt kẽm như: Kem DESITIN: ( 10% oxit kẽm) hoặc Kem Desitin Original ( Dạng Desitin đậm đặc : 40% oxit kẽm)
Điều trị ngay khi thấy vùng da tiếp xúc với tã của cháu bị đỏ. Lau nhẹ vùng tổn thương với bông vải mềm và nước ấm sạch, sau đó lau lại và để khô. Thoa kem Desitin hoặc Desitin Original lên vùng tổn thương một lớp khá dày, lặp lại việc bôi thuốc mỗi lần thay tã. Kiểm tra tã thường xuyên (đặc biệt sau khi bú) để thay tã ngay khi ướt hoặc dơ.
Các cháu được điều trị với loại thuốc mỡ này cho thấy giảm rõ rệt các triệu chứng trong vòng 12 giờ. Lưu ý: để ngoài tầm với của trẻ. Chỉ bôi thuốc ngoài da. Tránh chạm vào mắt.
d) Nếu Cháu sốt, hoặc sau bảy ngày cháu không đỡ hoặc chỗ hăm xuát hiện các nốt phỏng ( lớn, nhỏ), có thể có mủ, hoặc hăm lan ra khỏi vùng mặc tã, Bạn cần đưa cháu đến gặp Bác sỹ (Cháu đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn). Lúc này các loại kem có chứa Kháng nấm và/ hoặc kháng sinh và/ hoặc Hydrocortisone sẽ được chỉ định dùng cho bé. Bố Mẹ không nên tự tiện dùng các loại kem này để tránh các biến chứng xa hơn.
4. Dự phòng
a) Thường xuyên kiểm tra để vệ sinh, thay tã và giữ khô cho cháu.
b) Có thể dùng các loại chế phẩm phòng hăm cho trẻ như kem và dầu (oitment) chứa oxýt kẽm (Desitin…), phấn chống hăm, kem Bépanthène thậm chí Vaseline
Phòng tránh hăm đỏ: Thường xuyên kiểm tra tã của bé và thay tã ngay khi tã ướt hoặc dơ. Lau sơ cháu với bông vải và nước ấm.Thoa một lớp kem Desitin hoặc Desitin Original (hoặc các loại kem phấn bảo vệ khác) để tạo rào cản bảo vệ da cháu khỏi nước tiểu và chất kích ứng. Đặc biệt là buổi tối, vì cháu có thể phải mặc tã ướt lâu hơn do bạn lỡ quên thay tã cho trẻ vì ngủ quên. Tốt hơn, nên thoa thuốc mỗi lần thay tã.
c) Đừng mặc tã quá chặt. Hày để lỏng, thoáng một tí nhưng đừng quá lỏng khiến có thể tụt xuống và sẽ làm dơ (bây ra) lung tung khi cháu đi ngoài. Khi cháu đang bị hăm, Bạn có thể để thỉnh thoảng để thoáng vùng mặc tã (chỉ lót, chứ không buộc hoặc mặc tã rộng hơn bình thường. Tránh vệ sinh cho cháu với các loại xà phòng và giấy lau có mùi thơm. Cồn và nước hoa trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng da của trẻ, làm nặng thêm và kéo dài tình trạng hăm.
d) Rửa tay sạch trước và sau khi thay tã.
e) Nếu cháu dùng tã vải, nhớ giặt tã thật sạch nhưng không dùng các loại xà phòng và nước xả có mùi thơm sẽ gây kích ứng cho cháu.
f) Nếu cháu đóng bỉm bán sẵn, không nên đổi nhãn hiệu liên tục, chỉ dùng một thứ mà cháu đã quen và thích hợp.
g) Không tùy tiện xài các loại kem chứa kháng sinh để bôi (thoa) cho cháu. Khi cháu chưa bị nhiễm khuẩn. kháng sinh sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn chí trên da và tạo điều kiện cho nấm phát triển và một số loại kháng sinh không nên dùng cho trẻ em.
h) Khi cháu bắt đầu ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn, nên tập cho cháu làm quen dần với thành phần và khối lượng thức ăn (từng loại một và từng ít một)
Xin cám ơn BS. Nguyễn Thị Thu Vân / TP Đà Nẵng đã gởi bài này cho WT
1. Nguyên nhân:
Hăm xảy ra ở trẻ nhỏ do tiếp xúc tương đối lâu với phân và nước tiểu. Mặc tã quá chặt có thể gây trầy xướt do da cháu (tuy nhẹ) cũng có thể là tiền đề của hăm tã.
Hăm thường xảy ra hơn khi cháu bắt đầu chuyển sang ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn. Sự kích ứng gây ra do các sản phẩm mới : Các loại giấy lau (ướt và khô), các loại bỉm, các loại bột giặt, thuốc tẩy, thuốc làm mềm vải..., thậm chí lotion, phấn và dầu có thể gây kích ứng da cháu.
Những cháu có làn da nhạy cảm, đã bị chàm (atopic dermatitis or eczema) thì rất dễ bị hăm. Tuy nhiên, chàm thường xảy ra ở những vùng khác nhiều hơn vùng mông bẹn. Những cháu hay bị nấm miệng cũng đễ dàng bị nhiễm nấm trên vùng đã bị hăm hơn những cháu khác.
Sau khi cháu hoặc bà mẹ cho con bú được sử dụng một liệu trình kháng sinh, Các kháng sinh này có thể diệt cả vi khuẩn xấu lẫn tốt. Không có sự cân bằng của vi khuẩn, nhiễm nấm có thể xảy ra.
2. Triệu chứng
Hăm thường biểu hiện bởi các mảng da đỏ, có thể có sưng.

Khi bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, vùng bị hăm có thể xuát hiện các nốt phỏng (lớn, nhỏ), có thể có rỉ mủ .

3. Điều trị
a) Thường xuyên kiểm tra để vệ sinh, thay tã và giữ khô cho cháu.
b) Đừng mặc tã quá chặt. Hãy để lỏng, thoáng một tí nhưng đừng quá lỏng khiến có thể tụt xuống và sẽ làm dơ (bậy ra) lung tung khi cháu đi ngoài.
c) Sử dụng các loại kem điều trị hăm có chứa Oxýt kẽm như: Kem DESITIN: ( 10% oxit kẽm) hoặc Kem Desitin Original ( Dạng Desitin đậm đặc : 40% oxit kẽm)
Điều trị ngay khi thấy vùng da tiếp xúc với tã của cháu bị đỏ. Lau nhẹ vùng tổn thương với bông vải mềm và nước ấm sạch, sau đó lau lại và để khô. Thoa kem Desitin hoặc Desitin Original lên vùng tổn thương một lớp khá dày, lặp lại việc bôi thuốc mỗi lần thay tã. Kiểm tra tã thường xuyên (đặc biệt sau khi bú) để thay tã ngay khi ướt hoặc dơ.
Các cháu được điều trị với loại thuốc mỡ này cho thấy giảm rõ rệt các triệu chứng trong vòng 12 giờ. Lưu ý: để ngoài tầm với của trẻ. Chỉ bôi thuốc ngoài da. Tránh chạm vào mắt.
d) Nếu Cháu sốt, hoặc sau bảy ngày cháu không đỡ hoặc chỗ hăm xuát hiện các nốt phỏng ( lớn, nhỏ), có thể có mủ, hoặc hăm lan ra khỏi vùng mặc tã, Bạn cần đưa cháu đến gặp Bác sỹ (Cháu đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn). Lúc này các loại kem có chứa Kháng nấm và/ hoặc kháng sinh và/ hoặc Hydrocortisone sẽ được chỉ định dùng cho bé. Bố Mẹ không nên tự tiện dùng các loại kem này để tránh các biến chứng xa hơn.
4. Dự phòng
a) Thường xuyên kiểm tra để vệ sinh, thay tã và giữ khô cho cháu.
b) Có thể dùng các loại chế phẩm phòng hăm cho trẻ như kem và dầu (oitment) chứa oxýt kẽm (Desitin…), phấn chống hăm, kem Bépanthène thậm chí Vaseline
Phòng tránh hăm đỏ: Thường xuyên kiểm tra tã của bé và thay tã ngay khi tã ướt hoặc dơ. Lau sơ cháu với bông vải và nước ấm.Thoa một lớp kem Desitin hoặc Desitin Original (hoặc các loại kem phấn bảo vệ khác) để tạo rào cản bảo vệ da cháu khỏi nước tiểu và chất kích ứng. Đặc biệt là buổi tối, vì cháu có thể phải mặc tã ướt lâu hơn do bạn lỡ quên thay tã cho trẻ vì ngủ quên. Tốt hơn, nên thoa thuốc mỗi lần thay tã.
c) Đừng mặc tã quá chặt. Hày để lỏng, thoáng một tí nhưng đừng quá lỏng khiến có thể tụt xuống và sẽ làm dơ (bây ra) lung tung khi cháu đi ngoài. Khi cháu đang bị hăm, Bạn có thể để thỉnh thoảng để thoáng vùng mặc tã (chỉ lót, chứ không buộc hoặc mặc tã rộng hơn bình thường. Tránh vệ sinh cho cháu với các loại xà phòng và giấy lau có mùi thơm. Cồn và nước hoa trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng da của trẻ, làm nặng thêm và kéo dài tình trạng hăm.
d) Rửa tay sạch trước và sau khi thay tã.
e) Nếu cháu dùng tã vải, nhớ giặt tã thật sạch nhưng không dùng các loại xà phòng và nước xả có mùi thơm sẽ gây kích ứng cho cháu.
f) Nếu cháu đóng bỉm bán sẵn, không nên đổi nhãn hiệu liên tục, chỉ dùng một thứ mà cháu đã quen và thích hợp.
g) Không tùy tiện xài các loại kem chứa kháng sinh để bôi (thoa) cho cháu. Khi cháu chưa bị nhiễm khuẩn. kháng sinh sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn chí trên da và tạo điều kiện cho nấm phát triển và một số loại kháng sinh không nên dùng cho trẻ em.
h) Khi cháu bắt đầu ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn, nên tập cho cháu làm quen dần với thành phần và khối lượng thức ăn (từng loại một và từng ít một)
Xin cám ơn BS. Nguyễn Thị Thu Vân / TP Đà Nẵng đã gởi bài này cho WT