T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Phần lớn người Latvia không muốn biến tiếng Nga thành ngôn ngữ chính thức thứ hai
Người Latvia đã kiên quyết bác bỏ việc chọn tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ hai, theo kết quả ban đầu của một cuộc trưng cầu dân ý.
Số liệu từ ban tổ chức cho thấy khoảng hai phần ba số người đăng ký đã tham gia bỏ phiếu, nhiều hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước.
Cuộc trưng cầu ý kiến do phong trào những người nói tiếng Nga khởi xướng đã làm bộc lộ sự chia rẽ ở Latvia.
Phong trào Tiếng Mẹ đẻ đã thu thập được chữ ký của 10% cử tri để buộc chính quyền phải tổ chức trưng cầu dân ý.
Người gốc Nga, vốn chiếm khoảng một phần ba dân số Latvia, từ lâu đã than phiền về tình trạng phân biệt đối xử.
Nhưng nhiều người gốc Latvia tin rằng cuộc trưng cầu dân ý là toan tính nhằm xâm phạm sự độc lập của đất nước.
Các quan chức cho hay với 90% số phiếu được kiểm, 75% số người bỏ phiếu phản đối đề nghị dùng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ hai.
Có tới 69% số người đăng ký bầu cử tham gia cuộc bỏ phiếu.
'Trưng cầu kỳ quặc'
Học tiếng Latvia là đòi hỏi bắt buộc để có quốc tịch trong những năm sau khi đất nước tách khỏi Liên bang Xô Viết cách đây hai thập niên.
Nhưng nhiều người nói tiếng Nga đã phản đối chuyện này và 300.000 người vẫn không có quốc tịch. Điều này đồng nghĩa với chuyện họ không thể bỏ phiếu, trở thành công chức hay làm việc trong bộ máy chính quyền, theo hãng thông tấn AP.
"Tôi nghĩ rằng trong 20 năm qua, những người Nga ở Latvia đã bị chính quyền hắt hủi bằng những cố gắng để đồng hóa hay biến họ thành công dân hạng hai," ông Vladimir Linderman, đồng chủ tịch của nhóm Tiếng Mẹ đẻ, nói với AP.
"Bởi vậy đây [cuộc trưng cầu dân ý] là câu trả lời của chúng tôi."
Trong khi đó Tổng thống Latvia Andris Berzins, người nói rằng người dân quan tâm tới chuyện đất nước phục hồi lại từ suy thoái nhiều hơn, coi cuộc trưng cầu dân ý là "kỳ quặc".
Ông nói rằng chính phủ đã tài trợ những trường dạy tiếng mẹ đẻ cho các sắc dân thiểu số bao gồm cả người Nga.
"Không cần phải có ngôn ngữ [chính thức] thứ hai. Bất cứ ai muốn đều có thể sử dụng ngôn ngữ của họ ở nhà hay ở trường," ông nói.
Latvia giành độc lập từ Moscow hồi năm 1991 sau nửa thế kỷ nằm dưới sự cai trị của Liên Xô. Nước này gia nhập Liên hiệp Châu Âu năm 2004.
Theo BBC Vietnamese

Người Latvia đã kiên quyết bác bỏ việc chọn tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ hai, theo kết quả ban đầu của một cuộc trưng cầu dân ý.
Số liệu từ ban tổ chức cho thấy khoảng hai phần ba số người đăng ký đã tham gia bỏ phiếu, nhiều hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước.
Cuộc trưng cầu ý kiến do phong trào những người nói tiếng Nga khởi xướng đã làm bộc lộ sự chia rẽ ở Latvia.
Phong trào Tiếng Mẹ đẻ đã thu thập được chữ ký của 10% cử tri để buộc chính quyền phải tổ chức trưng cầu dân ý.
Người gốc Nga, vốn chiếm khoảng một phần ba dân số Latvia, từ lâu đã than phiền về tình trạng phân biệt đối xử.
Nhưng nhiều người gốc Latvia tin rằng cuộc trưng cầu dân ý là toan tính nhằm xâm phạm sự độc lập của đất nước.
Các quan chức cho hay với 90% số phiếu được kiểm, 75% số người bỏ phiếu phản đối đề nghị dùng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ hai.
Có tới 69% số người đăng ký bầu cử tham gia cuộc bỏ phiếu.
'Trưng cầu kỳ quặc'
Học tiếng Latvia là đòi hỏi bắt buộc để có quốc tịch trong những năm sau khi đất nước tách khỏi Liên bang Xô Viết cách đây hai thập niên.
Nhưng nhiều người nói tiếng Nga đã phản đối chuyện này và 300.000 người vẫn không có quốc tịch. Điều này đồng nghĩa với chuyện họ không thể bỏ phiếu, trở thành công chức hay làm việc trong bộ máy chính quyền, theo hãng thông tấn AP.
"Tôi nghĩ rằng trong 20 năm qua, những người Nga ở Latvia đã bị chính quyền hắt hủi bằng những cố gắng để đồng hóa hay biến họ thành công dân hạng hai," ông Vladimir Linderman, đồng chủ tịch của nhóm Tiếng Mẹ đẻ, nói với AP.
"Tôi nghĩ rằng trong 20 năm qua, những người Nga ở Lativa đã bị chính quyền hắt hủi bằng những cố gắng để đồng hóa hay biến họ thành công dân hạng hai."
Vladimir Linderman, đồng chủ tịch nhóm Tiếng Mẹ đẻ
"Bởi vậy đây [cuộc trưng cầu dân ý] là câu trả lời của chúng tôi."
Trong khi đó Tổng thống Latvia Andris Berzins, người nói rằng người dân quan tâm tới chuyện đất nước phục hồi lại từ suy thoái nhiều hơn, coi cuộc trưng cầu dân ý là "kỳ quặc".
Ông nói rằng chính phủ đã tài trợ những trường dạy tiếng mẹ đẻ cho các sắc dân thiểu số bao gồm cả người Nga.
"Không cần phải có ngôn ngữ [chính thức] thứ hai. Bất cứ ai muốn đều có thể sử dụng ngôn ngữ của họ ở nhà hay ở trường," ông nói.
Latvia giành độc lập từ Moscow hồi năm 1991 sau nửa thế kỷ nằm dưới sự cai trị của Liên Xô. Nước này gia nhập Liên hiệp Châu Âu năm 2004.
Theo BBC Vietnamese